0 Comments
Ngoại trưởng Chile Fernando Schmidt ngày 26/4 thông báo Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam (ESO) đã quyết định chọn quốc gia Nam Mỹ này làm nơi đặt kính viễn vọng lớn nhất thế giới.
Kính viễn vọng đặc biệt lớn của châu Âu (E-ELT), được mệnh danh là "con mắt lớn nhất trên bầu trời thế giới" khi hoàn thành sẽ có đường kính tới 42m, tương đương kích thước một bể bơi đạt chuẩn sử dụng cho thế vận hội.
Kính viễn vọng E-ELT được cấu thành từ 1.000 thấu kính hình lục giác, kích thước 1,45m mỗi miếng và sẽ được lắp đặt tại Chile từ cuối năm nay.
Địa điểm lắp đặt E-ELT là tại vùng núi Armazones trên sa mạc Atacama ở miền Bắc Chile, có độ cao trên 3.000m, cách thủ đô Santiago khoảng 1.200km về phía Bắc.
Công trình khoa học này có vốn đầu tư lên tới 1,5 tỷ USD và dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2018.
Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại Bán cầu Nam (ESO) cho biết họ lựa chọn khu vực sa mạc Atacama làm nơi đặt kính viễn vọng do bầu trời vùng này rất quang đãng, có đến 10 tháng trời không mây, độ ẩm cực thấp và hầu như không bao giờ bị bão.
Trong khi đó, nhà chức trách Chile cho rằng việc được chọn lắp đặt công trình này sẽ mở ra cơ hội phát triển nền khoa học không gian của Chile.
Ngoại trưởng Chile Schmidt cho biết hiện Chile là nước có nhiều trạm quan sát vũ trụ nhất thế giới, với năm trạm đang được các tổ chức của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Brazil vận hành trong đó đáng chú ý nhất là trạm quan sát lớn nhất bán cầu Nam tại La Silla cũng của ESO./.
Kính viễn vọng đặc biệt lớn của châu Âu (E-ELT), được mệnh danh là "con mắt lớn nhất trên bầu trời thế giới" khi hoàn thành sẽ có đường kính tới 42m, tương đương kích thước một bể bơi đạt chuẩn sử dụng cho thế vận hội.
Kính viễn vọng E-ELT được cấu thành từ 1.000 thấu kính hình lục giác, kích thước 1,45m mỗi miếng và sẽ được lắp đặt tại Chile từ cuối năm nay.
Địa điểm lắp đặt E-ELT là tại vùng núi Armazones trên sa mạc Atacama ở miền Bắc Chile, có độ cao trên 3.000m, cách thủ đô Santiago khoảng 1.200km về phía Bắc.
Công trình khoa học này có vốn đầu tư lên tới 1,5 tỷ USD và dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2018.
Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại Bán cầu Nam (ESO) cho biết họ lựa chọn khu vực sa mạc Atacama làm nơi đặt kính viễn vọng do bầu trời vùng này rất quang đãng, có đến 10 tháng trời không mây, độ ẩm cực thấp và hầu như không bao giờ bị bão.
Trong khi đó, nhà chức trách Chile cho rằng việc được chọn lắp đặt công trình này sẽ mở ra cơ hội phát triển nền khoa học không gian của Chile.
Ngoại trưởng Chile Schmidt cho biết hiện Chile là nước có nhiều trạm quan sát vũ trụ nhất thế giới, với năm trạm đang được các tổ chức của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Brazil vận hành trong đó đáng chú ý nhất là trạm quan sát lớn nhất bán cầu Nam tại La Silla cũng của ESO./.
Bức ảnh trên kết hợp dữ liệu từ bước sóng tia X của đài quan sát Chandra và bước sóng khả kiến của kính thiên văn SOAR (Chile). Trong bức ảnh chúng ta có thể nhận ra một chiếc "đuôi" khí gas khổng lồ kéo dài trên 200.000 NAS đằng sau thiên hà mang tên ESO 137-001.
Chiếc "đuôi" vũ trụ này chứa nhiều cụm sao xanh rất trẻ, nhiều vật chất sáng màu và cả những vùng hình thành sao mãnh liệt. Chiếc "đuôi" bị tách ra khỏi ESO 137-001 khi nó hướng về trung tâm Abell 3627, một quần thiên hà khổng lồ. Dưới bước sóng tia X (xanh lam), đám khí nóng tới hàng triệu độ hiện ra; trong khi đó những tinh vân lạnh hơn sẽ được phát hiện dưới dải tần bức xạ H-alpha của phân tử hiđro (đỏ). Người ta đếm được tới 29 vùng mà tại đó đám hơi hiđro bị ion hóa phát ra ánh sáng dưới dải tần H-alpha, chứng tỏ tại những vùng đó tồn tại nhiều sao mới được hình thành. Các nhà nghiên cứu cho rằng những vùng hình thành sao này mới chỉ được khoảng 10 triệu năm tuổi.