Bức ảnh trên kết hợp dữ liệu từ bước sóng tia X của đài quan sát Chandra và bước sóng khả kiến của kính thiên văn SOAR (Chile). Trong bức ảnh chúng ta có thể nhận ra một chiếc "đuôi" khí gas khổng lồ kéo dài trên 200.000 NAS đằng sau thiên hà mang tên ESO 137-001.



Chiếc "đuôi" vũ trụ này chứa nhiều cụm sao xanh rất trẻ, nhiều vật chất sáng màu và cả những vùng hình thành sao mãnh liệt. Chiếc "đuôi" bị tách ra khỏi ESO 137-001 khi nó hướng về trung tâm Abell 3627, một quần thiên hà khổng lồ. Dưới bước sóng tia X (xanh lam), đám khí nóng tới hàng triệu độ hiện ra; trong khi đó những tinh vân lạnh hơn sẽ được phát hiện dưới dải tần bức xạ H-alpha của phân tử hiđro (đỏ). Người ta đếm được tới 29 vùng mà tại đó đám hơi hiđro bị ion hóa phát ra ánh sáng dưới dải tần H-alpha, chứng tỏ tại những vùng đó tồn tại nhiều sao mới được hình thành. Các nhà nghiên cứu cho rằng những vùng hình thành sao này mới chỉ được khoảng 10 triệu năm tuổi.